Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Khánh Hòa  - Thành lập doanh nghiệp tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Khánh Hòa  - Đăng ký kinh doanh tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Nha Trang

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác, được tạo thành từ các chữ, chữ số, hình ảnh, màu sắc hoặc kết hợp chúng tại để tạo nên những dấu hiệu riêng cho sản phẩm. Việc xâm phạm các dấu hiệu đó khiến cho khách hàng dễ bị nhầm lẫn hàng hóa giữa các công ty với nhau, đặc biệt là đối với những trường hợp cố tình làm nhái, làm giả gây thiệt hại cho nhà sản xuất sản phẩm là chủ hữu trí tuệ và cả người tiêu dùng. Chính vì vậy cần xử lý nghiêm việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuê. Quý vị hãy cùng tư vấn Blue Thanh Hóa tìm  hiểu về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu như sau.

bq1

Hình minh họa

1. Bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể được gia hạn nhiều lần và mỗi lần là 10 năm. Việc gia hạn sẽ thực hiện theo thủ tục và cũng phải nộp lệ phí gia hạn.

Trong thời hạn bảo hộ nhãn hiệu, nếu tổ chức, cá nhân nào muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu không có sự đồng ý thì hành vi đó được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.

2. Những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ).

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. (Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ)

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ. Kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. (Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng)

Chúng ta có thể bắt gặp những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu thông qua các hành vi như:
+ Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ.

+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi vừa nêu trên.

+ Ngoài ra còn có rất nhiều những hành vi khác.

3. Quy trình xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm

Quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa bao gồm các bước sau:

Thu thập chứng cứ và chuẩn bị tài liệu:

Bước đầu khi xác định yếu tố, hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền cần thu thập thông tin về bên vi phạm để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc làm căn cứ để khởi kiện chẳng hạn như thông tin về tên, địa chỉ của bên vi phạm, nơi sản xuất, nơi tang trữ hàng vi phạm (nếu có).

Để có thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền, chủ thể quyền cần cung cấp các tài liệu sau đây:

+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

+ Với trường hợp nhãn hiệu được license, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Quý Khách hàng cần chuẩn bị bản sao có chứng thực Hợp đồng license đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;

+ Mẫu sản phẩm vi phạm và mẫu sản phẩm bị vi phạm, hoặc;

+ Ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ vi phạm và bị vi phạm;

+ Thông tin của bên vi phạm gồm tên công ty, địa điểm kinh doanh hoặc các giấy tờ tài liệu khác.

Giám định sở hữu trí tuệ

Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

Tài liệu cần thiết cho việc giám định bao gồm:

+ Tờ khai theo mẫu;

+ Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);

Thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

Xử lý vi phạm

Dựa vào kết quả giám định, chủ thể quyền có thể lựa chọn các phương án sau đây để xử lý hành vi xâm phạm quyền.

– Gửi thư cảnh báo

– Yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm

Trên đây là những thông tin cơ bản về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với công ty tư vấn Blue Thanh Hóa để được tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon