Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Khánh Hòa  - Thành lập doanh nghiệp tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Khánh Hòa  - Đăng ký kinh doanh tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Nha Trang

Tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 10 tháng đầu năm 2019

Trong 10 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra và xử lý 6.597 vụ vi phạm hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ , thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng.

Hình minh họa

Hình minh họa

“Diễn đàn Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp” đã được diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/11, do Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) – Bộ Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức.

Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, nhà làm chính sách, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia kinh tế, các diễn giả, học giả cùng nhìn lại chặng đường phát triển đã qua của doanh nghiệp Việt. Từ đó, cùng nhau nhận định, trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp nhằm phòng, chống vấn nạn hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam hiện nay. Diễn đàn mang ý nghĩa thiết thực nhằm hưởng ứng phong trào phòng, chống hàng giả, hàng nhái; nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp.
Cục Quản lý thị trường: Xử lý 6.597 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 10 tháng đầu năm 2019
Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 9 tháng qua, các cơ quan, lực lượng chức năng đã xử lý 149.502 vụ việc vi phạm (giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 12.388 tỷ 709 triệu đồng (giảm 11% so với cùng kỳ 2018), khởi tố 1.635 vụ (tăng gần 40% so với cùng kỳ 2018), với 1.908 đối tượng (tăng 44% so với cùng kỳ 2018).

Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 430 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỷ đồng, chuyển 107 vụ cho cơ quan công an, trong đó 26 vụ việc đã khởi tố 54 vụ việc đang điều tra. Riêng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 10 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 6.597 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Hoàng Ánh Dương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, Bộ Công thương khẳng định, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và lâu dài trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, thu hút đầu tư, khuyến khích sáng tạo, lành mạnh hoá thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên đánh giá một cách toàn diện thì trên thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau khiến những kết quả đạt được vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra. Các cơ quan thực thi cũng như doanh nghiệp và người dân vẫn phải đối mặt với những thách thức từ vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, đặc biệt là đối với các mặt hàng liên quan đến an toàn thực phẩm, sức khỏe, môi sinh môi trường,…

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cũng cho hay, không chỉ thực hiện ở trong nước, sản xuất hàng giả còn có sự tham gia của các đối tượng nước ngoài và sử dụng phương tiện công nghệ, kỹ thuật cao để đối phó các cơ quan chức năng.

Tinh vi hơn, hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao liền cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ.

Chỉ trong một thời gian ngắn kiểm tra tại khu vực chợ Bến Thành, Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square (TP Hồ Chí Minh) và khu vực chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội), lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và thu giữ hàng nghìn túi xách, quần áo, đồng hồ giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Để phòng ngừa vấn nạn hàng giả, hàng nhái các đại biểu cho rằng, cần tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị thực thi pháp luật. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần rà soát, tham mưu, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý (sớm ban hành quy định về ghi xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước), cơ cấu tổ chức, cơ chế đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hiệu quả hơn trong tình hình mới; cải thiện các nguồn lực phục vụ trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo xuất xứ về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon