Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Khánh Hòa  - Thành lập doanh nghiệp tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Khánh Hòa  - Đăng ký kinh doanh tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Nha Trang

Một số doanh nghiệp thua lỗ chưa được bộ, ngành báo cáo Chính phủ

Tình trạng các bộ, ngành, địa phương chậm báo cáo, báo cáo thiếu số liệu trong công tác giám sát tài chính, xếp loại doanh nghiệp hằng năm vẫn đang diễn ra. Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính (đơn vị được giao tổng hợp) đã yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, thậm chí kiểm điểm trách nhiệm, song hiệu quả chưa như kỳ vọng.

Hình minh họa

Hình minh họa

Theo Bộ Tài chính, trong số 143 DNNN thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý, có 8 đơn vị mất an toàn về tài chính, gồm: Tổng Cty 15, Cty TNHH MTV NXB Lao động – Xã hội, Cty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long, Cty TNHH MTV XNK Nông sản thực phẩm, Cty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp, Cty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Sách báo Việt Nam, Cty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Cty TNHH MTV Nhà xuất bản Thể dục thể thao.

Nhiều DN thua lỗ, mất an toàn tài chính

Theo quy định của Chính phủ, việc báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá và xếp loại hằng năm (gọi tắt là báo cáo) đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải được chủ sở hữu (các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố) gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31/5 của năm tiếp theo để bộ này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng. Tuy nhiên, qua gần 4 năm triển khai quy định này, Bộ Tài chính cho biết, tình trạng chậm gửi báo cáo vẫn còn diễn ra phổ biến và một số đơn vị gửi thiếu số liệu, gây khó khăn cho việc tổng hợp.

Đáng chú ý, kết quả giám sát tài chính năm 2018 vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải ký gửi lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 này cho thấy có nhiều lo ngại về số lượng các DN mất an toàn tài chính, sự thiếu trách nhiệm trong giám sát doanh nghiệp của các chủ sở hữu (bộ, ngành, UBND các tỉnh).

Chẳng hạn, tính đến ngày 12/3/2019, vẫn còn 4 bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 về Bộ Tài chính. Bộ Tài chính đã bị công khai đích danh trên trang thông tin điện tử của bộ, gồm: Bộ Công an, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ, UBND tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Kiên Giang.

Đặc biệt, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đang thực hiện chức năng chủ sở hữu tại 19 tập đoàn, tổng công ty. Tổng doanh thu của 19 DN năm 2018 gần 747.000 tỷ đồng, chiếm hơn 55% tổng doanh thu của các DNNN và DN có vốn nhà nước trên cả nước. Tuy nhiên, đến ngày 15/9/2019, Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo kết quả giám sát tài chính của 16/19 tập đoàn, tổng công ty và báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại DN năm 2018 của 7/13 tập đoàn, tổng công ty.

Bộ Tài chính đã tổng hợp số liệu của 143 DNNN thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Kết quả cho thấy, có 9 đơn vị kinh doanh lỗ, 8 đơn vị mất an toàn về tài chính.

Trong 66 DN có vốn nhà nước, thì có 7 đơn vị kinh doanh lỗ. Kết quả giám sát tài chính của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy: Có 6 DN thuộc có vốn nhà nước diện này mất an toàn về tài chính; Có 33 đơn vị kinh doanh lỗ với tổng số lỗ năm 2018 là 97.722 tỷ đồng. Trong đó, các tỉnh có nhiều DN kinh doanh lỗ là: Đắk Lăk, Nghệ An, Đắk Nông.

Đối với các DN có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, có 41 đơn vị kinh doanh lỗ.

Lý giải về việc chậm trễ báo cáo, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cho hay: Do khối lượng công việc sau khi tiếp nhận các DN về phải xử lý quá lớn, nhiều việc rất phức tạp, tồn đọng qua nhiều thời kỳ (có việc liên quan đến thanh tra, kiểm tra, điều tra, xét xử, kỷ luật, thay thế cán bộ). Sau 10 tháng tiếp nhận, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã phân loại công việc theo mức độ cần thiết, cấp bách để ưu tiên xử lý, nhằm sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn của DN.

Chưa thấy báo cáo

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn còn tâm lý chần chừ, phân vân khi doanh nghiệp chưa thực sự chuyển từ các bộ chuyên ngành quản lý về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.

Để vận hành được hệ thống quản lý, giám sát hiệu quả, theo ông Cung, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cần có đổi mới thật sự. Ngoài ra, ủy ban này nên xây dựng đội ngũ chuyên gia phân tích, đánh giá có chuyên môn và năng lực phù hợp để có thể đưa ra các quyết định kịp thời, hợp lý, trước hết là phân tích cảnh báo, ngăn ngừa nguy cơ gây thất thoát, mất vốn nhà nước dẫn đến dự án kém hiệu quả.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính vẫn chưa nhận được công văn của các cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân vi phạm theo quy định. Do vậy, Bộ Tài chính chưa có cơ sở để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon