Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Khánh Hòa  - Thành lập doanh nghiệp tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Khánh Hòa  - Đăng ký kinh doanh tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Nha Trang

Quy định mới về thay đổi tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Vậy làm sao để chọn được 1 tên công ty hay, đặc biệt mà vẫn đúng quy định của pháp luật? và thay đổi tên doanh nghiệp phải làm gì? Để doanh nghiệp giải đáp vướng mắc trên tư vấn Blue xin tư vấn quy định mới về thay đổi tên doanh nghiệp như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Quy định đặt tên mới cho doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014 thì tên doanh nghiệp là tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 02 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có tên viêt tắt và tên bằng tiếng nước ngoài (được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh). Như vậy, khi thay đổi tên tiếng việt của doanh nghiệp thì tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) cũng cần thay đổi.

Khi đặt tên mới, công ty cần lưu ý không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt). Đồng thời, doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó).

Như vậy, để đảm bảo khả năng chấp thuận tên mới, doanh nghiệp cần tra cứu tên doanh nghiệp đã đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, trước khi đăng ký, doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp mới được coi là không vi phạm.

Thành phần hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp:

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Lưu ý: Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

Trình tự thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Kèm theo Thông báo phải có các văn bản được nêu tại Thành phần hồ sơ.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp. Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Lưu ý sau khi thay đổi tên công ty

Do tên doanh nghiệp thể hiện trên con dấu, hóa đơn, giấy tờ của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thay đổi tên doanh nghiệp, công ty cần phải tiến hành các thủ tục sau:

Thủ tục đổi dấu pháp nhân: Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp lưu ý giữ lại xác nhận đăng tải mẫu dấu hoặc vào trang đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Làm lại biển đặt tại trụ sở công ty;

Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi tên công ty trên hóa đơn công ty: Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp;

Làm thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm;

Làm thủ tục thay đổi tên cho các giấy phép con công ty đang sở hữu: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa/ Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu ….;

Gửi công văn thay đổi tên công ty với các đối tác.

Nếu quý vị có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến quy định mới về thay đổi tên doanh nghiệp, hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon