Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Khánh Hòa  - Thành lập doanh nghiệp tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Khánh Hòa  - Đăng ký kinh doanh tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Nha Trang

Những loại thuế cơ bản nhất doanh nghiệp mới thành lập phải nộp

Có hai giai đoạn quan trọng để doanh nghiệp thực hiện nộp thuế đối với nhà nước.

Giai đoạn 1: Đăng ký thành lập
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 200.000 đồng căn cứ Thông tư 176/2012/TT-BTC.
(trong trường hợp cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Giai đoạn 2: Hoạt động
1. Lệ phí môn bài.

images (6)
a. DN mới thành lập hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Nếu mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì hạn nộp chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy ĐKKD.

b. Những DN đang hoạt động:

Nếu trong năm không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp thì không phải nộp tờ khai thuế môn bài cho các năm sau.
Nếu có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.
c. Nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Nếu DN có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì DN nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý DN
Nếu đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Mức nộp thuế hiện nay như sau:

Bậc Số vốn Điều lệ Mức thuế môn bài phải nộp
1 Trên 10 tỷ 3.000.000 đồng/năm
2 Dưới 10 tỷ 2.000.000 đồng/năm
3 Chi nhánh, văn phòng đại diện,địa điểm kinh doanh,đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác. 1.000.000 đồng/năm


lưu ý:
Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

– Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, Hợp tác xã là vốn điều lệ.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.

2. Thuế giá trị gia tăng

tải xuống (3)
Thuế Giá trị gia tăng là loại thuế: tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Có 2 loại phương pháp tính thuế:
Phương pháp tính thuế trực tiếp
Phương pháp tính thuế khấu trừ
Khi thành lập doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp. Để đăng ký được áp dụng thuế khấu trừ doanh nghiệp cần:
Nộp tờ khai đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (mẫu 06)
Thời hạn nộp tờ khai trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh
Theo thông tư 119/2014/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/09/2014, đối với doanh nghiệp mới thành lập muốn đăng ký tự nguyện kê khai tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì cần thỏa mãn điều kiện:
DN có mua TSCĐ, trang thiết bị máy móc, công cụ dụng cụ…
Có hợp đồng thuê địa điểm hoạt động kinh doanh
Như vậy, doanh nghiệp khi thành lập: Sẽ tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu) và ngành nghề sản xuất kinh doanh để đóng thuế giá trị gia tăng.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

CIT RATE(2)

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh lợi nhuận thì có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.
Cũng giống như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành, nghề doanh nghiệp kinh doanh và quan trọng hơn nó phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp.

 

Lĩnh vực hoạt động Thuế suất thuế TNDN
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam Từ 32 – 50 %
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) 50%
Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN 40%
Các lĩnh vực còn lại 20%
(áp dụng cho cả trường hợp doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ và dưới 20 tỷ)

4. Thuế môi trường: Đây là phí để sử dụng mục đích cải tạo môi trường, xử lý chất thải nơi doanh nghiệp hoạt động. (Nếu doanh nghiệp không kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường thì không cần nộp).

5. Thuế xuất nhập khẩu: Chỉ phải nộp khi doanh nghiệp của bạn hoạt động có liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.

6. Thuế sử dụng đất chỉ đóng khi doanh nghiệp có thuê đất của nhà nước: Hàng năm công ty bạn phải đóng những khoản thuế sử dụng đất cho nhà nước theo mức thuế được ban hành. Ngoài các loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên…

Trên đây là những loại thuế cơ bản nhất doanh nghiệp phải nộp từ khi thành lập đến khi đi vào hoạt động, mọi thắc mắc xin liên hệ với tư vấn BLue Khánh Hòa để được tư vấn miễn phí.

http://luatsukhanhhoa.net

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon