Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Khánh Hòa  - Thành lập doanh nghiệp tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Khánh Hòa  - Đăng ký kinh doanh tại Khánh Hòa  - Thành lập công ty tại Nha Trang

Những lưu ý trước khi tiến hành giải thể doanh nghiệp

Khi một công ty – doanh nghiệp không tiến hành hoạt động nữa thì người chủ công ty – doanh nghiệp đó cần thiết phải làm thủ tục giải thể để tránh những rắc rối sau này. Thủ tục giải thể doanh nghiệp phức tạp hơn so với khi thực hiện thành lập mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi tiến hành giải thể theo đúng quy định của pháp luật? Bạn có thể tham khảo những việc cần làm dưới đây trước khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Khánh Hòa.

-uploaded_thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep-1(1)_cr_247x165
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán khác

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Các khoản nơ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:

– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

– Nợ thuế;

– Các khoản nợ khác.

Nghĩa vụ thuế

Doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ về Thuế tại Chi cục thuế quận, huyện và thực hiện thủ tục khóa mã số thuế trước khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi đặt trụ sở.
Ngoài ra, cần rà soát lại xem doanh nghiệp mình có đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh hay không. Nếu có, trước khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, cần phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Đây là điều vô cùng cần thiết bởi trong một số trường hợp doanh nghiệp “quên” hoặc không biết phải thực hiện việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nên cứ chăm chăm đi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp bao gồm cả khâu trả dấu cho cơ quan công an, xong sau đó, trên Sở Kế hoạch – Đầu tư mới ra thông báo yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước thì khi đó doanh nghiệp sẽ không còn con dấu để làm các thủ tục này nữa. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đi đăng ký lại con dấu với cơ quan công an để tiếp tục thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và sau đó là giải thể doanh nghiệp.

Nếu có vấn đề thắc mắc, bạn hãy liên hệ với tư vấn Blue để được chúng tôi tư vấn rõ ràng và chi tiết hơn. .

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon