Trong vận chuyển hóa chất, hóa chất nguy hiểm yêu cầu bắt buộc phải Xin giấy phép vận chuyển hoá chất để có thể vận chuyển các hoá chất trong lãnh thổ Việt Nam kể cả bằng đường bộ, đường sắt hay đường hàng hải. Các thủ tục hành chính này diễn ra như thế nào tại huyện Diên Khánh, cần lưu ý điểm gì sẽ được tư vấn Blue giới thiệu để mọi người tham khảo.
Để xin được giấy phép vận chuyển hoá chất, thì đơn vị có nhu cầu cần thực hiện đúng các thủ tục cấp phép vận chuyển hoá chất. Trình tự thực hiện thủ tục được nêu đầy đủ trong Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ, “Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” ra ngày 29/12/2010. Theo đó, các thủ tục sẽ được thực hiện từng bước, nhanh chóng và chuẩn xác.
Trước tiên, theo thông tư 02/2004/TT-CBN ra ngày 31/12/2014 của Bộ công nghiệp nay là Bộ công thương, hoá chất nguy hiểm khi vận chuyển cần phải được đóng gói phù hợp quy định, phải có bao bì ghi rõ nhãn hàng hóa theo quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm được nêu tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/6/2006 của Chính phủ. Đối với hàng hóa cần có người áp tải thì người áp tải phải có chứng chỉ đủ điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ công thương cấp. Về phương tiện trực tiếp vận chuyển hoá chất, nguy hiểm phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp giấy phép lưu hành. Tại thời điểm vận chuyển hàng hoá hoá chất giấy phép còn trong thời gian sử dụng. Phương tiện vận chuyển hoá chất cần đáp ứng các điều kiện kỹ thuật của việc vận chuyển hóa chất nguy hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Mục III Thông tư số 02/2004/TT-BCN.
Sau khi hoá chất đã được đóng gói đúng tiêu chuẩn, người và phương tiện tham gia vận chuyển hoá chất đáp ứng đủ các điều kiện, để tiến hành xin giấy phép vận chuyển hoá chất cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
1. Doanh nghiệp làm Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hoá chất, hàng hoá nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ra ngày 29/12/2010 (áp dụng quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP yêu cầu đối với tên hàng nguy hiểm phải được ghi đúng tên, mã số Liên hợp quốc UN). Doanh nghiệp gửi kèm theo 1 bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.
2. Liệt kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển vận chuyển, người trực tiếp điều khiển phương tiện, người áp tải đủ điều kiện tham gia vận chuyển hoá chất và hàng hoá nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ra ngày 29/12/2010.
3. Lập danh sách để liệt kê danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm được vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III.
4. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ .
5. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ.
6. Bản cam kết của người vận tải hàng hoá(trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).
7. Phiếu an toàn hóa chất quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư Số: 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ.
8. Với người tham gia điều khiển xe và áp tải hàng hoá hoá chất nguy hiểm cũng cần cung cấp các giấy tờ liên quan. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:
a) Một bản sao công chứng thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước; chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất và đủ điều kiện áp tải hoá chất do Bộ Công Thương cấp;
b) Một bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.
9. Về phương tiện tham gia vận chuyển, cần cung cấp bảo sao hợp lệ (có công chứng) giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện tham gia vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).
10. Cung cấp bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng phuy chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn hiệu lực đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng. Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa hàng không phải là dụng cụ chuyên dụng, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:
a) Bộ tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố;
b) Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.